Là khởi đầu cho một sự thay đổi lớn ở Mỹ và là tương lai của cả một nền giáo dục, STEAM được tạo thành từ thuật ngữ “STEM” và “Nghệ thuật – Art”.
STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.
Giáo dục STEAM ở mọi cấp học đều được định nghĩa là cách tiếp cận “tích hợp”, “liên môn” để giảng dạy các khái niệm học thuật đi đôi với các bài học về thế giới thực vật, nơi học sinh có thể ứng dụng kiến thức khoa học, công nghệ, chế tạo, toán học trong các hoạt động thực hành trên lớp để phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề. Vì thế, hoạt động STEAM còn được gọi là hoạt động tích hợp dựa theo chủ đề hay học theo dự án, trong đó các yếu tố Khoa học, Công nghệ, Chế tạo, Nghệ thuật, Toán được ứng dụng và thực hành xuyên suốt theo chủ đề và vấn đề cần giải quyết.
Điểm nổi bật của phương pháp STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực trên với thực tế, cho trẻ được trải nghiệm, thực hành ngoài đời sống chứ không chỉ học lý thuyết suông. Mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo trẻ nắm bắt kiến thức, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ.
STEAM là mô hình mà các lĩnh vực và nội dung được tích hợp chặt chẽ để trẻ có thể tự xây dựng được kiến thức và kỹ năng tổng thể. Một dự án hay hoạt động STEAM sẽ được bắt đầu bằng việc gợi mở vấn đề và kết thúc bằng việc giải quyết được vấn đề trong thế giới thực.
Đối với phương pháp STEAM, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người hỗ trợ học sinh về học tập. Điều này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em học sinh thật sự tương tác với môn học vì yêu thích, đồng thời kích thích các em có đầu óc tìm tòi.
Có thể nói, giáo dục STEAM giúp phá đi bức tường chắn giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra cho xã hội những con người làm việc sáng tạo, tư duy tìm tòi thật sự.
Trẻ học STEAM sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn.
Tổng hợp các nghiên cứu và báo cáo gần đây nêu ra 5 đặc điểm chính của giáo dục STEM để phân biệt với các chương trình khác:
1. Tập chung vào sự tích hợp
2. Liên hệ với cuộc sống thực
3. Hướng đến phát triển kỹ năng của thế kỷ 21
4. Thách thức học sinh vượt lên chính mình
5. Có tính hệ thống và gắn kết giữa đa dạng các bài học.