“Dinh dưỡng” là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi cơ thể của chúng ta. Chính vì thế mà dinh dưỡng luôn luôn là một vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Đặc biệt đối với trẻ mầm non cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là rất cần thiết giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa, khoẻ mạnh, trẻ tích cực vận động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển của trí não. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ. Ngày nay, chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Bỡi vì trẻ em hôm nay chính là thế giới ngày mai. Để thế hệ trẻ sau này được khỏe mạnh, thông minh, chủ động, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đó chính là nhờ vào việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại các gia đình, các cơ sở giáo dục trẻ và sự chung tay của toàn xã hội.
Để đạt được mục tiêu đề ra ngoài việc nổ lực phấn đấu của nhà trường, của đội ngũ cần sự phối hợp chung tay của các bậc phụ huynh. Nhà trường đề xuất với các bậc phụ huynh một số nội dung thực hiện tại gia đình nhằm hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thừa cân béo phì như sau:
1. Đối với phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi
- Phụ huynh xây dựng chế độ ăn trong ngày của trẻ phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm đó là: Nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất và chất xơ. Trong đó:
+ Chất bột đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, trái cây và rau củ.
+ Chất đạm có nhiều trong các loại trứng, sữa, thịt, cá…
+ Chất béo trong các loại thực phẩm như cá, thịt gia cầm, các loại hạt, bơ đậu phộng, bơ và dầu thực vật.
+ Vitamin – khoáng chất và chất xơ có nhiều trong các loại rau – củ – quả.
- Chú ý đến bữa ǎn của trẻ, trong mỗi bữa có khoảng 5-7 loại thực phẩm. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần cung cấp thêm các món chế biến từ các thực phẩm như: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung, luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng.
- Phụ huynh chú ý chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng như vệ sinh môi trường.
- Phụ huynh cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tẩy giun cho trẻ theo định kỳ (6 tháng 1 lần)
- Ngoài các bữa chính cần cho trẻ ăn các bữa phụ như phụ sáng khoảng 8h 30 phút đến 9 giờ, chiều khoảng 14h đến 15h. Đặc biệt không nên cho trẻ ăn quà vặt trước giờ ăn sẽ làm trẻ biếng ăn hoặc ăn ít.
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe cũng như chế độ ăn, ngủ của trẻ tai trường để thống nhất quan điểm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ nhằm giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa.
* Phụ huynh cần lưu ý:
- Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân nên tăng lượng dầu mỡ vào các bữa ăn cho trẻ, tăng cường cho trẻ uống sữa bột và một số thực phẩm có chứa hàm lượng sữa béo giúp trẻ tăng cân nhanh
- Đối với phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nên tăng thức ăn có nhiều can xi, tăng cường cho trẻ uống sữa bột chứa nhiều can xi, cho trẻ tập các động tác thể dục phát triển chiều cao như vươn vai kết hợp kiểng chân, các động tác đu
- Đối với phụ huynh có trẻ thừa cân, béo phì
Phụ huynh lưu ý trong mỗi bữa ăn của trẻ cần tăng lượng rau, củ quả và giảm lượng dầu mở, không nên cho tre ăn những món chiên rán các loại ngũ cóc và không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt; đặc biệt hạn chế cho trẻ ăn đêm mà nên cho trẻ ăn các món như hấp, luộc; hạn chế cho trẻ uống sữa và nên uống sữa không có đường hoặc ít đường. Đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được vận động thường xuyên Ví dụ như nhờ trẻ lấy cái ca giúp mẹ, quét nhà giúp mẹ, đuổi gà giúp mẹ vv…; phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen đi bộ, chơi các trò chơi vận động mạnh như chạy, nhảy …; nên tập cho trẻ thói quen tập thể dục như cho trẻ tập các đông tác thể dụ cơ bản, cho trẻ tập lắc vòng, nhảy dây…; nên tập cho trẻ chơi thể thao như tập đá bóng, tung bắt bóng…/.