1. Vị trí của thiết bị học:
- Nên chọn ghế ngồi và bàn học có thể điều chỉnh được độ cao, ghế có tựa lưng và có thể điều chỉnh được.
- Ngồi học trong tư thế đầu và lưng thẳng (không nghiêng hay cúi đầu), vai xuôi, chân hơi duỗi tạo góc giữa cẳng chân và đùi khoảng 90-130 độ. Phần thân trên và đùi tạo một góc mở 90-120 độ (bằng cách điều chỉnh độ nghiêng của phần tựa lưng của ghế). Tốt nhất nên điều chỉnh góc này ở mức 100-110 độ vì ở tư thế này sẽ giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống và giảm ảnh hưởng bất lợi lên cột sống.
- Cần chú ý đặt chiều cao màn hình phù hợp tránh cao quá hay thấp quá gây khó chịu cho mắt và cột sống cổ.
- Khoảng cách từ mắt đến màn hình điện thoại thông minh, máy tính bảng trong khoảng 35-40 cm; với máy tính trong khoảng từ 40-74 cm. Có thể kiểm tra khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính bằng chiều dài của một cánh tay là phù hợp. Nếu đặt thiết bị không đúng vị trí, sai tư thế ngồi học dẫn đến khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi, gây đau nhức ở cổ và vai, mỏi mắt, kích ứng mắt, mờ mắt, khô mắt và nhức đầu. Nếu quá trình đó kéo dài, có khả năng dẫn đến các chấn thương cơ xương.
2. Thời gian ngồi học:
- Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử là một trong số nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng của mắt. Vì vậy để bảo vệ mắt hãy hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử .
- Cứ sau 20 phút học tập với trang thiết bị điện tử hãy nghỉ 20 giây và nhìn xa khoảng 6-7 mét, ngoài ra nên để màn hình sao cho trung tâm màn hình thấp hơn tầm mắt để tránh tình trạng mỏi mắt.
- Để bảo vệ đôi mắt toàn diện, ngoài ngồi học với tư thế đúng, vị trí thiết bị học tập đúng nhưng thời gian học kéo dài cũng làm cho mắt thấy khô mắt nhức mỏi, vậy chúng ta nên nhắc nhỡ các con có chế độ nghỉ ngơi và thời gian sử dụng thiết bị hổ trợ học trực tuyến hợp hợp lý để tránh tình trạng mắt phải hoạt động quá tải.
3. Không gian phòng học:
- Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong việc bố trí phòng học, nên đặt bàn học ở nơi ban ngày có ánh sáng tự nhiên chiếu vào, nhưng cũng không nên để nơi nắng trực tiếp chiếu vào sẽ gây chói mắt.
- Ánh sáng thiết bị vừa phải với ánh sáng phòng học.
- Đối với đèn cần chọn đèn có ánh sáng trắng, sẽ đỡ khiến bé mỏi mắt và hại mắt.
4. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập và chăm sóc mắt
- Dành thời gian sinh hoạt ngoài trời là cách để bảo vệ và chăm sóc mắt. Dưới ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tốt cho sự phát triển thể chất, tăng sản xuất vitmin D.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng vào thực đơn của gia đình: Như ăn uống tăng lượng protein, các chất khoáng, vi chất và các nhóm vitamin, nhất là vitamin nhóm A, omega3….
- Kiểm tra mắt định kỳ: Cách bảo vệ mắt tốt nhất là nên kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để sớm phát hiện ra các bệnh, tật về mắt để có hướng điều trị kịp thời.
Hy vọng với vài lời chia sẽ giúp bạn biết được cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt đúng cách cho con em mình, để trong tương lai thế hệ trẻ luôn có đôi mắt sáng khỏe.