Lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp
TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay: nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc cô vít đang điều trị tại nhà là cha mẹ cần định kỳ theo dõi cân nặng và lượng thức ăn mà trẻ ăn vào xem có bị giảm so với trước không, nếu có thì mức độ như nào.
Hàng ngày, trẻ cần được ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Đặc biệt, TS. Mỹ Thục lưu ý, hiện nay có nhiều người nói rằng ăn thức ăn hay hoa quả có tính kiềm cao sẽ giúp diệt côvít. Thông tin này chưa chính xác.
Đến nay, chưa có kết luận về việc thức ăn nào có thể tiêu diệt được côvít cả mà mỗi loại sẽ có giá trị riêng. Chẳng hạn, vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch, nó có nhiều trong hoa quả như cam, bưởi, kiwi… Trong khi đó, chất chống oxy hóa Flavonoid lại có nhiều trong các loại rau lá xanh sẫm như súp lơ, cải xanh… Còn vitamin E có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch lại có nhiều trong rau mầm, đậu nành…
Do vậy, trẻ cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng như hệ miễn dịch vững vàng để chống lại bệnh tật, tránh chỉ ăn một thứ mà gây mất cân đối.
Cần nhớ là nên hạn chế cho con trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, tiếp tục cho bé duy trì bú mẹ. Đồng thời, cần tránh cho trẻ ăn thức ăn gây nôn và buồn nôn mà thay vào đồ ăn trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa nhưng có giá trị dinh dưỡng cao.
Nên cho trẻ ăn đồ ăn giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa, nguồn: TQ
Chế độ dinh dưỡng cho từng nhóm tuổi
Còn ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng: Trẻ là F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Cụ thể;
+ Với trẻ 1 – 2 tuổi:
Tiếp tục cho bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài, đảm bảo cơ thể bé nhận đủ 300-500 ml/ngày. Bên cạnh đó, nên cho bé ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày, thêm hoa quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Lượng thực phẩm mà trẻ cần nhận trong ngày như sau: gạo (100-150g); thịt hoặc cá, tôm (100-120g); trứng gà 3-4 quả/tuần; dầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100g); quả chín (150-200g).
+ Nhóm trẻ từ 3 – 5 tuổi:
Nên cho bé ăn 4 bữamỗingày, lượng ăn vào tăng lên, nên cho trẻ ăn món chúng thích nhưng không được cho bé ăn bánh kẹo, nước ngọt và quả chín trước bữa ăn.
Ở độ tuổi này, lượng thực phẩm cần nạp vào là: gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).
+ Đối với trẻ đi học mẫu giáo và học sinh:
Đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Nếu trẻ biếng ăn thì nên bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời thêm nhiều rau xanh, quả chín.
Những lưu ý cha mẹ cần thuộc lòng liên quan tới vấn đề dinh dưỡng của trẻ là F0 điều trị tạinhà
+ Cần theo dõi cân nặng của trẻ: Cứ 3 – 5 ngày/lần, cha mẹ cần cân lại xem, nếu con bịsụt từ 1 – 2%/tuần thì thông báo ngay cho nhân viên y tế.
+ Theo dõi lượng thức ăn mà trẻ nạp vào: Nếu ít hơn 70% trong 3 ngày liên tục thì cần thông báo cho nhân viên y tế để được hướng dẫn.
+ Đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ: Trẻ đủ nước là khi bé không khát, không có dấu hiệu thiếu nước như môi lưỡi khô, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
+ Ăn đủ rau tươi và trái cây.
+ Nếu trẻ ăn kém do sốt, ho, mệt mỏi, ngạt mũi… thì có thể chia nhỏ bữa và bổ sung thêm bữa phụ bằng sữa và các chế phẩm từ sữa.
Trên đây là những thông tin mà báo chí đã đăng tải, các mẹ nên lưu tâm, tốt nhất là ghi nhớ để nếu con là F0 thì bắt tay vào xử lý ngay.